Bản báo cáo này, mà bản dự thảo đã được Quốc vụ viện thông qua hồi
tháng Sáu, đánh dấu một giai đoạn trước khi Trung Quốc tái khởi động
chương trình nguyên tử, bị tạm ngưng sau tai nạn nhà máy điện hạt nhân
Fukushima ở Nhật vào tháng 3/2011. Sau thảm họa này, Bắc Kinh đã cho
thanh tra 41 lò phản ứng nguyên tử đang hoạt động hoặc đang được xây
dựng, và đã ngưng cấp phép xây dựng các lò phản ứng mới.
Báo cáo trên nhận định: “Sự đa dạng của các loại lò phản ứng, các kỹ
thuật và tiêu chuẩn khác nhau đã làm phức tạp việc quản lý về mặt an
toàn”. Đồng thời cũng khuyến cáo: “Cần cải thiện năng lực các nhà máy
điện nguyên tử đang hoạt động cũng như đang được xây dựng, dự phòng các
tai nạn trầm trọng”.
Hiện nay tại Trung Quốc có các lò phản ứng nguyên tử của Pháp, Mỹ và Nga, cũng như các lò do Trung Quốc tự thiết kế xây dựng.
Nhà máy điện hạt nhân Tần Sơn tại tỉnh Chiết Giang Trung Quốc
Cũng theo báo cáo trên, thì “Hệ thống hành động khẩn cấp khi xảy ra
tai nạn hạt nhân cần phải được cải thiện thêm”. Bên cạnh đó là “Đẩy
nhanh việc thải loại các cơ sở hạt nhân cũ kỹ, và xử lý chất thải nguyên
tử tồn đọng lâu nay một cách thích hợp”.
Trước khi xảy ra thảm họa Fukushima, mục tiêu của Bắc Kinh là có được
các nhà máy điện nguyên tửcông suất 86 gigawatt vào năm 2020 thay vì 12
gigawatt năm 2011. Tuy nhiên báo chí chính thức Trung Quốc cho biết mục
tiêu này đã được hạ xuống còn 40 gigawatt.
Cho dù là nước có nhiều nhà máy điện nguyên tử nhất thế giới, năng
lượng hạt nhân hiện chỉ chiếm hơn 1% tại Trung Quốc. Các nhà máy điện
chạy bằng than đá chiếm tỉ lệ đến 70%, sau đó là thủy điện (15%).