Xin chào Bạn ! [Đăng nhập] [Đăng ký]
Báo Cáo Hoạt Động Của Hội Giai Đoạn 2006-2009 12/25/2010 8:39:38 AM

 

Héi thö nghiÖm kh«ng ph¸ huû viÖt Nam

VIETNAM ASSOCIATION FOR NON-DESTRUCTIVE TESTING

    Add: 59 Lý Th­êng KiÖt, Hoµn KiÕm, Hµ Néi, ViÖt Nam

Tel: 84.4.39429961     Fax: 84.4.39424215    Email: vandt@iop.vast.ac.vn

 

              

Hà Nội, ngày      tháng     năm 2009

 

BÁO CÁO TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI THỬ NGHIỆM KHÔNG PHÁ HUỶ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN NĂM 2006-2009

 

  1. THÔNG TIN CHUNG

 

Tên tổ chức: Hội Thử nghiệm không phá huỷ Việt Nam - VANDT

Địa chỉ: 59 Lý Thường Kiệt – Hoàn Kiếm – Hà Nội

Điện thoại: 04.39422261                               Fax: 04.39424215

Email: vandt@iop.vast.ac.vn

Năm thành lập: Ngày 24/7/1999

Cơ quan ra quyết định thành lập: Ban tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội Vụ) ra quyết định số 26/1999/QĐ-BTCCBCP cho phép thành lập Hội VANDT.

I. CÔNG TÁC TỔ CHỨC

-          Hội VANDT đã được thừa nhận là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của những chuyên gia và những người hoạt động trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội có ứng dụng kỹ thuật kiểm tra NDT.

-       Tháng 8 năm 2006 Đại hội đại biểu lần II - Hội VANDT đã bầu ra ban lãnh đạo mới gồm Chủ tịch, 05 Phó chủ tịch, 01 Tổng Thư ký và 28 Uỷ viên BCH và đã được Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam ra quyết định công nhận.

-          Tháng 3 năm 2007 Văn phòng Hội được chuyển sang địa điểm mới tại Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam - Địa chỉ: 59 Lý Thường Kiệt - Hoàn Kiếm - Hà Nội.

Trong thời gian qua các bộ phận điều hành đã có những hoạt động nhằm củng cố tổ chức của Hội. Tuy hoạt động trong khó khăn về nhân sự và tài chính nhưng Văn phòng Hội đã duy trì được các hoạt động cần thiết và đảm bảo các công việc thường ngày của VANDT ; Thường xuyên liên hệ, tiếp xúc và làm việc với Liên hiệp Hội (LHH) hoặc tham gia vào các hoạt động do LHH tổ chức với tư cách là một Hội thành viên trực thuộc ; Duy trì các mối liên hệ với các cơ quan quản lý Nhà nước như: Bộ Nội Vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ GTVT, Bộ Xây Dựng, Tổng Hội Xây dựng Việt Nam. Báo cáo định kỳ gửi các cơ quan cấp trên về hoạt động của Hội.

II.  HỢP TÁC QUỐC TẾ

-          Hợp tác quốc tế là việc được Ban Lãnh đạo Hội rất quan tâm ngay từ những ngày đầu thành lập. Kiểm tra không phá huỷ là lĩnh vực công nghệ cao. Các thiết bị NDT rất đặc thù, thường sử dụng các loại tia, sóng có khả năng gây nguy hại cho sức khỏe của người sử dụng và làm việc như các tia X, tia gamma , sóng siêu âm...Trên thế giới đã từ lâu, người ta rất quan tâm đến việc xây dựng các tiêu chuẩn về an toàn bức xạ, an toàn loại sóng sử dụng. Ngoài ra, các thiết bị kỹ thuật sử dụng cần được chuẩn hoá theo các thông số vật lý. Với xu thế hội nhập, các tiêu chuẩn chất lượng và kiểm tra chất lượng đã được quốc tế hoá theo ISO, ASNT,ASMT, DIN,...

-          Hội đã tích cực chủ động quan hệ với các tổ chức NDT quốc tế như ICNDT hoặc các Hội NDT của các nước Mỹ, Đức, Nhật bản, Malayxia, Thái Lan,... trao đổi thông tin và đưa ra các khả năng hợp tác song phương về NDT và dịch vụ kiểm định NDE.

-          Hiện nay VANDT đã trở thành hội viên dự thính của ICNDT, sẵn sàng là hội viên chính thức của ICNDT và thường xuyên nhận được bản thông tin hoạt động của ICNDT từ năm 2003 trở lại đây.

-          Tháng 10 năm 2006 Hội VANDT đã phối hợp với  Công ty giải pháp kiểm định Việt Nam – VISCO tổ chức hội thảo giới thiệu công nghệ Phased Array (PA).Thiết bị Omniscan và thiết bị PA của Olympus NDT. Hội thảo nhằm giới thiệu về công nghệ PA, thiết bị Omniscan, trình diễn một số ứng dụng quan trọng của PA trong ngành dầu khí, hàng không và năng lượng. Hội thảo là dịp để các nhà quản lý và chuyên gia NDT hàng đầu trao đổi, hợp tác nghiên cứu và khai thác công nghệ tiên tiến này vào Việt Nam. Hai bên đã thảo luận về khả năng hợp tác nghiên cứu và ứng dụng đưa công nghệ PA vào Việt Nam.

-          Tháng 1 năm 2008 Lãnh đạo Hội VANDT đã có buổi làm việc với Ông Wilfried Hueck – Phó Chủ tịnh Hội NDT Liên Bang Đức (DGZfP). Hai bên đã thống nhất khởi động chương trình hợp tác song phương mà bước đầu bằng việc phía Hội NDT của Liên Bang Đức sẽ cung cấp một số tài liệu, ấn phẩm của DGZfP cho Hội NDT Việt Nam (như Sổ tay chất lượng; Tài liệu về kỹ thuật NDT; các thông tin về các cuộc triển lãm thiết bị NDT,  khoá đào tạo NDT, …), đồng thời đề nghị phía Hội NDT Việt Nam cử người sang tham dự các khoá đào tạo chuyên sâu về NDT Level III miễn phí (Người tham dự tự lo chi phí đi lại, ăn ở trong quá trình học,…). Đây là một cơ hội hợp tác quốc tế có triển vọng rất tốt mà các Hội viên của VANDT nên quan tâm khai thác, Ban Thư ký của Hội NDT Việt Nam đang tổ chức tiếp cận và triển khai sớm kênh hợp tác quốc tế này.

-          Mới đây Ban thư ký Hội VANDT đã có buổi làm việc với Ông Osamu Kakuta – Giám đốc Công ty JGC Plantech Nhật Bản. Hai bên đã trao đổi thông tin tình hình hoạt động NDT, NDE, dịch vụ kiểm định thiết bị NDT tại Việt Nam và Nhật Bản. Trong thời gian tới Công ty JGC Plantech có ý định phát triển dịch vụ kiểm định NDT tại Việt Nam và mong muốn được hợp tác song phương với Hội VANDT và tìm kiếm đối tác là những đơn vị có năng lực, uy tín và nhiều kinh nghiệm  hoạt động trong lĩnh vực NDT tại Việt Nam.

III. HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN KIẾN THỨC NDT

-    Hội chủ động dịch và giới thiệu thông tin các chương trình đào tạo NDT các bậc cho các hội viên.

-    Tham gia viết bài xây dựng hội thảo chuyên đề về kiểm tra không phá huỷ với Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Bình Dương.

-    Hội đã coi trọng vấn đề tuyên truyền về các hoạt động của Hội cho các cơ quan, tổ chức liên quan và đã phát hành thử nghiệm một vài bản tin nội bộ về các hoạt động của Hội VANDT. Tuy nhiên vì lý do kinh phí và nhân lực hạn chế nên tạm dừng phát hành bản tin. Hiện nay đang được bàn bạc trao đổi phương án xây dựng đề án phát triển duy trì Website của VANDT như một công cụ thông tin tuyên truyền online chính thống và chuyên nghiệp của Hội.

IV. ĐÀO TẠO VÀ CẤP CHỨNG CHỈ

Căn cứ vào tình hình phát triển và nhu cầu về kiểm tra không phá huỷ ở trong và ngoài nước, Hội đã xác định đào tạo và cấp chứng chỉ là một trong những công việc quan trọng nhất của Hội. Cơ sở để xác định tầm quan trọng của công tác đào tạo và cấp chứng chỉ trong giai đoạn hiện nay là:

1.      Đội ngũ nhân viên kỹ thuật NDT cần được tăng cường cả về chất và lượng để đáp ứng nhu cầu kiểm tra chất lượng các dự án đầu tư quy mô lớn như các công trình dầu khí, công trình công nghiệp điện, công trình giao thông vận tải…bằng kỹ thuật NDT.

2.      Hiện nay đã có tiêu chuẩn Quốc tế (ISO 9712, ASNT-TC 01A, ...) và Việt Nam (TCVN 5868) về nội dung và quy trình đào tạo kỹ thuật viên NDT.

3.      Trên thế giới các phương pháp NDT truyền thống đã được hoàn thiện ở mức cao và đóng góp tỉ trọng lớn trong tổng số chi phí kiểm tra chất lượng (khoảng 70%). Xu hướng phát triển lĩnh vực NDT tiếp theo nhằm vào 2 nội dung chính là đồng bộ hoá quá trình đào tạo và cấp chứng chỉ trên toàn thế giới và nghiên cứu phát triển các kỹ thuật NDT tiên tiến.

4.      Ở trong nước, công tác đào tạo và cấp chứng chỉ đã được tiến hành từ 15 năm trước. Với nỗ lực không ngừng của các cán bộ hoạt động trong lĩnh vực NDT, công tác đào tạo và cấp chứng chỉ đã có nhiều tiến bộ và đã đào tạo được hàng ngàn lượt kỹ thuật viên NDT cung cấp cho các tổ chức có nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, từ khi Hội được thành lập đến nay, công tác đào tạo và cấp chứng chỉ còn nhiều hạn chế như:

-          Chưa xây dựng được các trung tâm đào tạo NDT có đầy đủ năng lực về kỹ thuật thiết bị và đội ngũ giảng viên để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển vừa sâu vừa rộng hiện nay. Vì vậy cũng chưa có tổ chức nào của Hội được nhà nước công nhận việc đào tạo, sát hạch và cấp chứng chỉ có căn cứ pháp lý.

-          Chưa có được bộ giáo trình NDT chuẩn để cho các đơn vị tham khảo khi xây dựng chương trình đào tạo kiểm tra NDT cho các bậc.

-          Trình độ giáo viên chuyên ngành NDT chưa được chuẩn hoá.

-          Chưa duy trì được mối quan hệ quốc tế về đào tạo kỹ thuật viên NDT.

5.      Trước tình hình trên Hội xác định vai trò quan trọng của công tác đào tạo và cấp chứng chỉ mà Hội là một trong số các cơ quan có tiềm năng va cơ sở nhất để thực hiện.

Trong thời gian qua Hội đã tiến hành thực hiện được một số công việc sau đây:

-          Thành lập các Hội đồng thi cấp chứng chỉ NDT; Trong các Hội đồng Hội đã lưu ý mời các giảng viên có trình độ có kinh nghiệm về các hoạt động NDT trực tiếp cũng như trong lĩnh vực đào tạo chuyên sâu, có chứng chỉ NDT phù hợp tham gia hội đồng.

-          Hợp tác với một số cơ sở, tổ chức Viện nghiên cứu, Công ty có điều kiện, năng lực đào tạo như Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân, Trung tâm Hạt nhân Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Ứng dụng và Phát triển Công nghệ NEAD, Công ty Tư vấn và Kiểm định - VISCO, Trung tâm đánh giá không phá huỷ – NDE,vv…

-          Tham gia biên dịch và biên soạn các tài liệu giảng dạy các kỹ thuật NDT, biên dịch và xây dựng quy trình đào tạo và cấp chứng chỉ phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế.

-          Tăng cường giới thiệu về hoạt động Hội VANDT với các cơ sở NDT, giữ vững mối quan hệ với các Chi Hội và hội viên để thu hút học viên tham gia tích cực.

-          Tổ xây dựng đề án thành lập cơ quan cấp chứng chỉ Quốc gia - ( The National Certification Board - NCB ) được thành lập ngày 02/12/2007 và đã có buổi họp đầu tiên vào ngày 22/12/2007. Tại buổi họp một số quan điểm và nội dung chính của Đề án đã được thống nhất đưa ra, làm nền tảng cho các bước công việc tiếp theo. Để tiếp tục nhiệm vụ quan trọng trên ngày 09 tháng 07 năm 2009 Tổng thư ký VANDT trong buổi làm việc với Tổng thư ký LHH  và lãnh đạo Phòng Ban chức năng của LHH về việc tăng cường các hoạt động đóng góp của Hội VANDT vào lĩnh vực giám định, phản biện xã hội và các hoạt động nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ, Hội VANDT đã trình bày Đề án trên với Lãnh đạo LHH và đã được Lãnh đạo LHH ủng hộ. Tổng thư ký LHH đã chỉ thị Ban khoa học công nghệ và Kinh tế phối hợp với VANDT (nếu cần thiết đồng chí Tổng thư ký sẵn sàng tham gia) làm việc với Bộ Khoa học và Công nghệ để làm rõ nhu cầu cần thiết và cấp bách của đề án này. Lãnh đạo Liên hiệp Hội ủng hộ cho VANDT thực hiện đề tài KHCN: “Nghiên cứu và xây dựng các luận cứ Khoa học và Công nghệ của sự cần thiết hình thành Cơ quan cấp chứng chỉ kiểm tra không phá hủy - NDT Quốc gia” thuộc Hội thử nghiệm không phá huỷ Việt Nam – VANDT với kinh phí dự kiến 150tr đồng. (rất tiếc hiện nay đề tài này vẫn chưa thực hiện được, một số nhân lực chủ chốt dự kiến thực hiện đề tài chưa bố trí được thời gian để xây dựng nội dung đề tài).

-          Tổ chức các khoá đào tạo kỹ thuật viên NDT bậc I và II về tất cả các phương pháp. Kết đào tạo quả đạt được trong các năm như sau:

1.             Năm 2006 đào tạo và cấp chứng chỉ cho 73 học viên NDT,

2.             Năm 2007 đào tạo và cấp chứng chỉ cho 86 học viên NDT,

3.             Năm 2008 đào tạo và cấp chứng chỉ cho 87 học viên NDT,

4.             Năm 2009 đào tạo và cấp chứng chỉ cho 99 học viên NDT,


Biểu đồ kết quả đào tạo từ năm 2006-2009

 
 


V. HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Trong năm 2008 Hội VANDT đã đăng ký đề tài gửi Liên hiệp Hội với các nội dung sau:

1.      Đề tài: “Điều tra, đánh giá hiện trạng về hoạt động kiểm tra không phá hủy – NDT ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở NDT tại Việt Nam”.

Cơ quan chủ trì: Hội thử nghiệm không phá hủy Việt Nam

Cơ quan phối hợp thực hiện: Viện năng lượng nguyên tử Việt Nam, Công ty Ứng dụng và PTCN

2.      Đề tài: “Xây dựng chuẩn mực đào tạo và cấp chứng chỉ kỹ thuật viên NDT thống nhất trên toàn quốc”.

Cơ quan chủ trì: Hội thử nghiệm không phá hủy Việt Nam

Cơ quan phối hợp thực hiện: Viện Khoa học và KTHN và Công ty Ứng dụng và PTCN

Tuy nhiên các đề tài trên không được Liên hiệp hội phê duyệt cấp kinh phí thực hiện.

VI. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA HỘI VANDT

1. Tình hình các nguồn thu:

-          Các nguồn thu chủ yếu của Hội VANDT từ đóng góp hội phí của các hội viên, đóng góp tự nguyện của các cá nhân và tổ chức trong và ngoài nước.

-          Nguồn thu từ các hoạt động đào tạo và cấp chứng chỉ NDT do khối văn phòng Hội kết hợp với các trung tâm đào tạo NDT thực hiện.

2. Tình hình tài chính tổng hợp:

-          Ngày 21/08/2006 sau khi đại hội BCH lần II, Ban chấp hành mới tiếp nhận quỹ Hội VANDT là: 9.058.800 VNĐ

-          Đến nay Quỹ Hội VANDT có: 29.922.549 VNĐcông nợ còn phải thu là: 6.300.000 VNĐ (lệ phí cấp chứng chỉ NDT bậc II).

3        Tình tình thu phí và lệ phí: đề nghị lấy ý kiến ban thường vụ đưa ra nghị quyết thống nhất lại mức thu phí và lệ phí hiện nay:

-          Cấp chứng chỉ mới: UT, RT, MP, PT bậc 1 và bậc 2,

-          Gia hạn chứng chỉ: UT, RT, MP, PT bậc 1 và bậc 2,

-          Thu phí các loại giấy xác nhận, giới thiệu, quảng cáo, tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng,...

VII. CÔNG TÁC TƯ VẤN, PHẢN BIỆN VÀ GIÁM ĐỊNH XÃ HỘI

-          Đây là hoạt động rất quan trọng của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam được Đảng và Nhà nước rất quan tâm. Các văn bản của Thủ tướng Chính phủ như Chỉ thị số 14/2000/CT-TTg, với Quyết định số 22/2002/QĐ-TTg ngày 30-01-2002 là cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của LHH và các Hội chuyên ngành TW.

-          Hội VANDT đã có báo cáo gửi LHH danh sách các chuyên gia hàng đầu của Hội về NDT, báo cáo các vấn đề xã hội có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội. Đây là một lĩnh vực rất nhạy cảm và tế nhị. Khả năng tham gia của Hội vào hoạt động tư vấn, phản biện và giám định về chất lượng, kiểm tra và đánh giá chất lượng cho các công trình, sản phẩm là rất lớn. Nhưng để thực hiện được các yêu cầu như QĐ 22/2002 của Chính phủ đưa ra cần có những hoạt động và những văn bản pháp lý với các ban ngành liên quan, các tổ chức quản lý của Nhà nước cho phép Hội được tham gia vào các chương trình, dự án có liên quan đến kiểm tra và đánh giá chất lượng.

B. PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU NHIỆM VỤ CỦA HỘI GIAI ĐOẠN 2010-2011

I. NHIỆM VỤ CỦA HỘI

A. Nhiệm vụ chung:

Tham gia tích cực và chủ động vào các hoạt động triển khai, các ứng dụng khoa học và công nghệ của kiểm tra, đánh giá chất lượng sử dụng các phương pháp công nghệ mới, hiện đại về thử nghiệm không phá huỷ. Tuyên truyền mở rộng mạng lưới của Hội, phát triển hội viên góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội nhằm hiện đại hoá và công nghiệp hoá nước nhà.


B. Các nhiệm vụ chủ yếu:

1.      Kiện toàn lại tổ chức Hội từ Trung ương đến cơ sở, tăng cường công tác quản lý để đưa hoạt động Hội theo đúng Điều lệ của Hội, xây dựng mối quan hệ với các hội ngành liên quan. Hợp tác và chịu sự chỉ đạo chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng, tiêu chuẩn, an toàn trong sản xuất và đời sống xã hội. Tập trung sự chú ý vào các lĩnh vực quan trọng như: điện nguyên tử, xây dựng, đóng tàu, giao thông vận tải, hàng không…

2.      Chủ động hợp tác toàn diện và chặt chẽ với các cơ quan quản lý Nhà nước như Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục Kiểm soát An toàn Bức xạ Hạt nhân và các cơ quan ban ngành có liên quan để triển khai các hoạt động như đào tạo cấp chứng chỉ, cung cấp các dịch vụ NDT một cách có hệ thống và đầy đủ.

3.      Tạo nguồn vốn cho Hội thông qua các hoạt động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến kiểm tra không phá huỷ (NDT), đánh giá không phá huỷ (NDE), tư vấn về công nghệ NDT, cung cấp dịch vụ kiểm định thiết bị, xây dựng hệ thống đào tạo một cách hệ thống và đạt tiêu chuẩn quốc tế.

4.      Hợp tác sâu hơn với các tổ chức quốc tế chuyên ngành như ICNDT, ASNT, EFNDT và các tổ chức NDT khác trong khu vực. Xây dựng các chương trình hợp tác song phương và đa phương về đào tạo, cấp chứng chỉ và tư vấn công nghệ.

5.      Trước mắt cần củng cố và tăng cường nội lực về công tác đào tạo và cấp chứng chỉ, trong đó tập trung chủ yếu vào các nội dung sau:

-        Thành lập cơ quan cấp chứng chỉ quốc gia về NDT (NCB). Cơ quan này được tổ chức và hoạt động phù hợp với ISO 17024.

-        Phối hợp với một số tổ chức, cơ quan, Viện nghiên cứu, Công ty,... để tham gia thành lập các trung tâm đào tạo về NDT, Trung tâm này được tổ chức và hoạt động phù hợp với ISO 9712

-        Tích cực tuyên truyền, phổ biến và quảng đại các kiến thức về NDT và NDE cho nhiều đối tượng. Xây dựng và duy trì hoạt động của Ban biên tập cho Bản tin về các hoạt động trong lĩnh vực NDT trong và ngoài nước, hướng tới việc xây dựng tạp chí NDT Việt Nam

-        Tích cực tổ chức các hoạt động nghiên cứu ứng dụng triển khai nhằm tăng cường năng lực của Hội để đủ điều kiện tham gia vào các chương trình tư vấn, phản biện và giám định xã hội thực hiện theo Nghị Quyết 22/2002/TTg của Chính phủ.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.       Công tác tổ chức và phát triển Hội:

-          Kiện toàn hoạt động của Văn phòng khu vực phía Bắc và tổ chức lại Chi nhánh Văn phòng phía Nam và miền Trung.

-          Vận động cho ra đời một số Chi hội tại các thành phố lớn có mật độ hoạt động NDT, NDE cao như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Hải Phòng,… hoặc các ngành công nghiệp.

-          Bổ sung lực lượng nhân sự cho Ban thư ký của VANDT (Văn phòng, Ban đào tạo và cấp chứng chỉ, Ban Khoa học và Công nghệ, Ban hợp tác quốc tế, ...) và cố gắng đưa các Phòng Ban vào hoạt động đều đặn, ổn định.

-          Định kỳ sinh hoạt Ban lãnh đạo Hội: Ban Chấp hành TW Hội, Ban Thường vụ, củng cố hoạt động của Ban Kiểm tra để đôn đốc và điều chỉnh các hoạt động theo đúng điều lệ của Hội.

-          Nâng cao trách nhiệm của các đồng chí phụ trách được phân công trong Ban Lãnh đạo, Văn phòng các Ban nhằm thúc đẩy các hoạt động của Hội. Nếu các đồng chí nào không có thới gian và điều kiện tham gia vào hoạt động của Hội xin cho biết ý kiến để Lãnh đạo Hội có thể bố trí thay đổi các đồng chí khác có điều kiện làm việc cho Hội.

2.       Hoạt động nhằm tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ :

-          Tiếp tục xây dựng các đề tài KHCN, hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực NDT và NDE phục vụ cho các công trình trọng điểm của đất nước (Nhà máy nhiệt điện, đóng tàu, hàng không,…) và đưa ra những hướng nghiên cứu, ứng dụng mới phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội.

-          Tạo điều kiện giúp đỡ và hợp tác với các phòng thí nghiệm NDT hiện có tại các tổ chức và đơn vị thành viên để có điều kiện phát huy những khả năng của Hội vào đời sống sản xuất và xã hội của đất nước.

-          Tăng cường công tác chuyển giao công nghệ chuyển giao những kỹ thuật, công nghệ tiến bộ để không ngừng nâng cao chất lương sản phẩm tại các cơ sở nghiên cứu, sản xuất kinh doanh…

-          Mở các lớp chuyển đề, nâng cao cho các kỹ thuật viên NDT trình độ quốc tế và khu vực.

-          Tiếp tục đẩy mạnh công tác tổ chức các hội nghị chuyên đề, hội thảo khoa học ứng dụng về NDT và NDE.

-          Đề xuất các đề tài, nhiệm vụ NCKHCN giai đoạn (2010-2011)

1.      Đề tài cấp Bộ, nội dung đề tài: “Nghiên cứu và xây dựng các luận cứ Khoa học và Công nghệ của sự cần thiết hình thành Cơ quan cấp chứng chỉ NDT Quốc gia thuộc Hội thử nghiệm không phá huỷ Việt Nam – VANDT”, kinh phí dự kiến: 150 triệu VNĐ

2.      Đề tài cấp cơ sở, nội dung đề tài: “Biên dịch và chuẩn hoá các tiêu chuẩn chấp nhận và giáo trình kiểm tra NDT (RT, UT, MT, PT, ET) phù hợp với ASME 11 áp dụng cho kết cấu thép chịu áp lực trong nhà máy điện hạt nhân”. Kinh phí dự kiến: 130 tr VNĐ

3.      Đề tài cấp cơ sở, nội dung đề tài: “Điều tra, đánh giá hiện trạng về hoạt động NDT, xây dựng bản đồ các cơ sở NDT và đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả cho các hoạt động NDT ở VN”, kinh phí dự kiến: 150 tr VNĐ


 

3.       Công tác tư vấn giám định và phản biện xã hội:

-          Giúp các ngành chuyên về tiêu chuẩn, đánh giá chất lượng có những ý kiến khách quan về chất lượng và tiêu chuẩn các công trình và sản phẩm trong các quá trình xác định, chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt và thực hiện các đề án, dự án

-          Nâng cao nhận thức của các chủ dự án, đề án về vai trò khoa học công nghệ, các chuyên gia cán bộ khoa học công nghệ đối với các sự phát triển của địa phương và ngành.

-          Lựa chọn cung cấp các chuyên gia NDT giỏi để thực hiện công tác tư vấn giám định và phản biện xã hội có hiệu quả.

-          Viết bài tuyên truyền, quảng bá ứng dụng NDT trong công tác tư vấn giám định và phản biện xã hội một cách khách quan.

4.       Công tác Hội viên :

-          Ban Hội viên đã tập hợp các hội viên NDT ở Việt Nam với mục đích hợp tác, đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong ứng dụng và triển khai NDT tại Việt Nam, cần được củng cố và tăng cường bộ máy hoạt động Hội.

-          Việc kiện toàn lại danh sách hội viên, cấp thẻ hội viên và và có những hoạt động thường kỳ là công việc hết sức cần thiết cho việc phát triển Hội trong thời gian tới. Phát triển các chi Hội ở các địa phương và ngành có nhiều hoạt động NDT.

-          Hội cần xây dựng quy chế để bảo vệ quyền lợi cho các hội viên trong hoạt động ứng dụng triển khai NDT ở trong và ngoài nước.

5.       Công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức:

-          Tiếp tục thử nghiệm phát hành bản tin nội bộ và tiến tới cho xuất bản tạp chí chuyên ngành NDT;

-          Xây dựng và duy trì Website của VANDT một cách liên tục, ổn định và chuyên nghiệp.

-          Tham gia viết các bài báo, tin chuyển môn về kiểm tra, chẩn đoán không phá huỷ cho các tạp chí về khoa học và công nghệ trong nước, website của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam,…

-          Hợp tác với Liên hiệp Hội, các nhà cung cấp thiết bị NDT để xây dựng các chương trình hội thảo chuyên đề để phổ biến kiến thức và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thông qua hệ thống kiểm tra chất lượng NDT và NDE.

 

HỘI THỬ NGHIỆM KHÔ NG PHÁ HUỶ VIỆT NAM

 


 

BÁO CÁO TỔNG HỢP TÀI CHÍNH HỘI VANDT TỪ 08/2006 ĐẾN 9/2009

 

 

 

 

 

ĐVT: Đồng

TT

Năm

Dư­ đầu kỳ

Thu

Chi

Dư­ cuối kỳ

1

Ngày 21/08/2006

9,058,800

57,600,000

44,968,500

21,690,300

2

Năm 2007

21,690,300

28,900,000

36,042,200

14,548,100

3

Năm 2008

14,548,100

52,000,000

29,648,953

36,899,147

4

Ngày

31/9/2009

36,899,147

28,400,000

35,376,598

29,922,549

 

Thông tin thời tiết
Hà Nội 0
Tỉ giá ngoại tệ
Đang tải dữ liệu...
Đăng ký nhận bản tin
Email của bạn

HỘI THỬ NGHIỆM KHÔNG PHÁ HỦY VIỆT NAM


VIETNAM ASSOCIATION FOR NON-DESTRUCTIVE TESTING

Địa chỉ: 59 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 84.4.39429961 - Fax: 84.4.39424215 - Email: vandt@iop.vast.ac.vn


OpenWeb Framework version 4.0 Xây dựng bởi INGA Co.,Ltd.
^ Lên đầu trang